Bị Yeom Jang giết chết và Thanh Hải trấn bị san bằng Trương_Bảo_Cao

Khi Yeom Jang đi Thanh Hải rồi, Quốc cữu Kim Dương lệnh Đội trưởng Jang Dae Chi đưa đại binh 100000 quân chia hai ngả đến Thanh Hải trấn để nhanh chóng đột kích 10000 quân của Trương Bảo Cao tại đó. Đích thân Kim Dương chỉ huy quân một cánh quân cùng Kim Ứng Thuận đến Thanh Hải (Cheonghae) thông qua Võ Trân Châu (Muju). Đội trưởng Jang Dae Chi chỉ huy cánh quân còn lại đi đường biển đến thẳng đảo Thanh Hải.

Vào đêm nọ trong tháng 11 năm 846, trong quần áo có giấu con dao, Yeom Jang vừa đến đảo Thanh Hải thì bị Jang Seong-pil và quân sĩ Thanh Hải giữ lại tại bến tàu. Trịnh Niên chạy đi báo cho Trương Bảo Cao biết. Trương Bảo Cao lệnh Trịnh Niên và Thôi Võ Xương đi tiễn Yeom Jang rời khỏi Thanh Hải vì sắp có cuộc chiến giữa Thanh Hải và kinh đô Kim Thành. Yeom Jang giả vờ nói rằng hắn chạy trốn khỏi kinh đô Kim Thành của Tân La đến đây và muốn gặp mặt nói chuyện với Trương Bảo Cao. Trịnh Niên và Thôi Võ Xương nghe vậy thì quay lại báo lại lời của Yeom Jang cho Trương Bảo Cao nghe.

Nghe nói Yeom Jang chạy trốn khỏi Kim Thành đến đây, Trương Bảo Cao liền tin tưởng Yeom Jang, lệnh cho Trịnh Niên đi đón Yeom Jang vào Thanh Hải gặp mình. Trịnh Niên và Jang Seong-pil ở bến tàu Thanh Hải hộ tống Yeom Jang vào trụ sở chính Thanh Hải gặp Trương Bảo Cao. Sau đó Yeom Jang gặp riêng Trương Bảo Cao trong một căn phòng và cả hai cùng uống rượu ngay trong đêm đó.

Trong cuộc gặp mặt đó, Yeom Jang ra sức ngăn cuộc chiến lại, tuy nhiên Trương Bảo Cao nói rằng thỏa hiệp này rất đúng, nhưng về sau sẽ thành họa. Yeom Jang rút dao ra để trên bàn và nói rằng sẽ giết Trương Bảo Cao nếu ông không nghe lời hắn can ngăn. Trương Bảo Cao nhất quyết không nghe và đứng dậy bỏ đi khi trong người đã ngà ngà say.

Yeom Jang cầm dao đứng lên phân tích rõ ràng: "Làm chuyện quá nguy hiểm. Đối thủ của anh là Kim Dương. Hắn ta biết tất cả mọi thứ về anh. Anh không thể lấy 10 ngàn quân chống lại 100 ngàn quân, điều đó không thể xảy ra được nữa, hoàn toàn không thể tại sao lại muốn đánh?".

Trương Bảo Cao đáp: "Ngươi từng nói ngươi không có mục tiêu và ước mơ. Ta từng nghĩ ước mơ của ta chính là ước mơ của ngươi. Nếu như không phải, thì ngươi về đi"

Nói xong Trương Bảo Cao bỏ đi, Yeom Jang thấy không thuyết phục được thì cho rằng Kim Dương sẽ giết Jung Hwa. Do đó Yeom Jang nổi nóng rút dao trong vỏ ra bất ngờ đâm vào bụng Trương Bảo Cao. Trương Bảo Cao bị đâm gục vào người Yeom Jang và rất kinh hãi, miệng luôn lẩm bẩm: "Tại sao?... Tại sao?...Tại sao?". Trương Bảo Cao (Jang Bogo) từ từ ngã xuống sàn và trút hơi thở cuối cùng. Năm đó Đại sứ Thanh Hải trấn Trương Bảo Cao thọ 59 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ ám sát Trương Bảo Cao. Chủ yếu là giới quý tộc muốn gạt bỏ thế lực và ảnh hưởng của Trương Bảo Cao; ngoài ra các thương đoàn nhỏ bị mất quyền lợi ở bờ biển Tây Nam, nhất là mất đi các lợi nhuận từ vụ buôn nô lệ.

Đội trưởng bảo vệ hoàng thất Yeom Jang (lúc này 60 tuổi) ngồi lỳ trong phòng mà Trương Bảo Cao nằm chết dưới sàn với đôi mắt rươm rướm nước mắt. Nguyên do là vì tình thế buộc hắn phải làm thế. Hắn đâu biết Jung Hwa đã trốn khỏi kinh đô Kim Thành đến Thanh Hải rồi. Hắn cũng không biết Kim Dương đã bội tín mang đại quân 100000 đến Võ Trân Châu (Muju), chuẩn bị rời bến tàu Đỗ Lĩnh để san bằng Thanh Hải. Yeom Jang ngồi đau buồn một hồi rồi bỏ trốn khỏi trụ sở chính của Thanh Hải.

Khi đó tiểu thơ Jung Hwa đã được Bạch Hà chèo thuyền đưa đến Thanh Hải. Bạch Hà từ biệt và để tiểu thơ Jung Hwa tự mình đi vào Thanh Hải với vết thương còn chảy máu trên cánh tay trái. Tiểu thơ Jung Hwa đi một hồi thì ngất ở bờ biển. Sau đó Trịnh Niên cùng Jang Seong-pil đi tuần ở bờ biển thì phát hiện Jung Hwa đang nằm ở bờ biển. Trịnh Niên đưa Jung Hwa đến trụ sở Thanh Hải trị thương ở cánh tay trái cho cô. Một lát sau Jung Hwa tỉnh lại đòi đi gặp Trương Bảo Cao. Trịnh Niên sau đó đưa cô ấy đến phòng của Trương Bảo Cao. Khi đến gian phòng của Trương Bảo Cao, Trịnh Niên gọi mãi mà không thấy ai trả lời thì mới xông vào phòng, phát hiện Trương Bảo Cao đã nằm chết trên sàn. Trịnh Niên ôm thi thể Trương Bảo Cao khóc nức nở, tiểu thơ Jung Hwa tuyệt vọng rơi nước mắt. Trịnh Niên sau đó triệu tập toàn quân lục soát khắp đảo Thanh Hải để bắt Yeom Jang. Thôi Võ Xương, Jang Seong-pil biết tin cũng hết sức đau lòng. Tiểu thơ Thái Trân (vợ của Trương Bảo Cao) chứng kiến phu quân chết thì ngất đi.

Thời gian này Quốc cữu Kim Dương đã hội quân cùng Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi 100000 quân từ bến tàu Đỗ Lĩnh của Võ Trân Châu (Muju) hành quân đến Thanh Hải. Một tên thủ hạ của Kim Dương phái đến Thanh Hải dò la, biết tin Trương Bảo Cao đã chết thì bắn tên có đốt lửa lên trời làm ám hiệu. Kim Dương cho toàn quân nhanh chóng tấn công vào đảo Thanh Hải. Lúc này Yeom Jang đang rời khỏi Thanh Hải thì phát hiện quân đội triều đình tiến vào Thanh Hải. Yeom Jang hỏi ra mới biết Quốc cữu Kim Dương hạ lệnh tấn công Thanh Hải. Yeom Jang cho rằng Kim Dương sợ mình không giết được Trương Bảo Cao và ngăn được cuộc chiến nên mới đưa quân đến đây yểm trợ mình. Yeom Jang đòi quân đội đó đưa đến gặp mặt Kim Dương để xin họ lui quân về kinh đô Kim Thành. Thấy Yeom Jang bình an vô sự đến gặp mình, Kim Dương và Đội trưởng Jang Dae Chi đều mừng rỡ khen ngợi Yeom Jang. Yeom Jang hỏi Kim Dương vì sao lại đưa quân đến đây. Kim Dương nói rằng nhân cơ hội này san bằng Thanh Hải trấn để trừ hậu hoạn. Yeom Jang lúc này mới nhận ra Kim Dương chỉ lợi dụng mình để gây ra thảm cảnh ở Thanh Hải thì hối hận, đồng thời hiểu rằng mình đã giết uổng Trương Bảo Cao. Yeom Jang ra sức can không cho Kim Dương tấn công Thanh Hải, thậm chí Yeom Jang còn thách thức Kim Dương rằng phải bước qua xác của mình mới được đánh Thanh Hải. Kết quả Yeom Jang bị Kim Dương sai quân bắt trói lại ở một góc cây. Đội trưởng Jang Dae Chi cũng đi theo Kim Dương tấn công Thanh Hải vì đã chán ngấy sự bao dung của Yeom Jang.

Kim Dương (lúc này 38 tuổi) cùng Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi cho quân đánh vào Thanh Hải ngay trong đêm đó. Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Jang Seong-pil cùng các tướng Thanh Hải nêu khẩu hiệu "Trả thù cho Trương đại sứ" mà chống cự. Dân chúng Thanh Hải, thương buôn Tân La, thương buôn người nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông), thương buôn người Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ), thương buôn người Ba Tư, thương buôn người Đại Tùng quốc ở Thanh Hải đều bị quân triều đình giết rất nhiều. Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn bỏ khách điếm tìm nơi nấp trong Thanh Hải. Thuỷ quân Thanh Hải sau đó bị quân của Kim Dương tiêu diệt. Đội trưởng Jang Dae Chi, Kim Ứng Thuận tiến sâu vào Thanh Hải thì bị Trịnh Niên, Thôi Võ Xương, Jang Seong-pil dẫn đại quân Thanh Hải ngăn lại. Kim Ứng Thuận gần như bị Trịnh Niên giết chết nhưng may mắn được quân của Đội trưởng Jang Dae Chi cứu ra.

Ngay khi cuộc chiến đang diễn ra ở sâu trong đảo Thanh Hải, Yeom Jang đang bị cột ở gốc cây gần bờ biển Thanh Hải thì được Bạch Hà cứu ra. Yeom Jang ngạc nhiên khi Bạch Hà không ở kinh đô Kim Thành bảo vệ tiểu thơ Jung Hwa mà lại đến đây. Bạch Hà mới báo với Yeom Jang rằng tiểu thơ Jung Hwa đòi đưa đến Thanh Hải và đã vào sâu trong đảo Thanh Hải rồi. Yeom Jang liền cùng Bạch Hà hối hả tiến vào sâu trong đảo Thanh Hải nhằm cứu Jung Hwa ra khỏi cuộc chém giết.

Thời điểm đó 10000 quân Thanh Hải đã liều chết chiến đấu, đánh tan 100000 quân của Kim Dương. Trịnh Niên bị thương ở cánh tay. Đến sáng hôm sau, Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi mới đưa tàn quân triều đình ra bờ biển Thanh Hải hội quân với Kim Dương. Quân Kim Dương chết phân nửa nên hắn lui quân trở về Võ Trân Châu (Muju). Lúc này Kim Dương nghe lời khuyên của Đội trưởng Jang Dae Chi rằng hãy thả Yeom Jang ra và cho Yeom Jang thống lĩnh quân đội mới đánh bại được quân Thanh Hải trấn. Tuy nhiên Kim Dương nghe tin Yeom Jang đã trốn mất thì rất kinh sợ.

Ở Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) khi đó đang tổ chức tang lễ cho Trương Bảo Cao. Trịnh Niên, Thôi Võ Xương, Jang Seong-pil, tiểu thơ Jung Hwa, cha con Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn, tiểu thơ Thái Trân (vợ của Trương Bảo Cao) và con gái Di Anh, con trai của Trương Bảo Cao đều khóc thương đưa tang. Dân chúng, thương buôn Tân La, thương buôn người nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông), thương buôn người Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ), thương buôn người Ba Tư, thương buôn người Đại Tùng quốc ở Thanh Hải đều để tang cho Trương Bảo Cao. Yeom Jang cùng Bạch Hà đứng từ xa nhìn đám tang của Trương Bảo Cao mà tiếc thương. Thấy tiểu thơ Jung Hwa đau lòng, Yeom Jang càng đau lòng hơn. Sau đó bọn họ hoả thiêu thi thể của Trương Bảo Cao. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ địa điểm chôn cất của Trương Bảo Cao trên đảo Thanh Hải (nay là Hoàn đảo - Wando) hay nơi họ rải tro của Trương Bảo Cao.

Kim Dương để lại quân đội triều đình ở Võ Trân Châu rồi cùng Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi trở về kinh đô Kim Thành tìm kế sách khác. Nghe tin Yeom Jang đang ở Thanh Hải, Kim Dương ép vua Tân La Văn Thánh Vương phong cho Yeom Jang làm Đại sứ Thanh Hải trấn để hắn ở đó bị dân chúng Thanh Hải giết chết. Sau đó, theo lệnh từ kinh đô Kim Thành, khu phức hợp Thanh Hải trấn được duy trì bởi chính Yeom Jang. Yeom Jang buộc phải lộ diện ở trụ sở chính của Thanh Hải.

Các cận tướng của Trương Bảo Cao không chống cự nổi Yeom Jang, bèn bỏ trốn sang nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) và Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ). Dân chúng đảo Thanh Hải từng chịu sự bảo bọc của Trương Bảo Cao cũng nổi dậy chống lại Yeom Jang nhưng vô vọng.

Dù Yeom Jang là Đại sứ của Thanh Hải trấn đi nữa nhưng cư dân của Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) vì thương tiếc cho cái chết của Trương Bảo Cao đã lần lượt kéo nhau rời khỏi Thanh Hải trấn. Họ chủ yếu chuyển đến các khu vực khác của Tân La, trong khi một số chuyển đến nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) và một số đến Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ). Chỉ còn Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Trương đại quan, tiểu thơ Jung Hwa, Lý Mặc Bá, Lý Thuận Trấn, tiểu thơ Thái Trân (vợ của Trương Bảo Cao) và con gái Di Anh, con trai của Trương Bảo Cao vẫn ở lại Thanh Hải trấn cùng quân đội Thanh Hải nhưng họ không nghe lệnh của Yeom Jang. Yeom Jang trở thành Đại sứ Thanh Hải trấn trên danh nghĩa, chỉ có Bạch Hà bên cạnh hộ vệ.

Năm 847 nhà sư Ennin (người Nhật Bản) từ nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) trở về Thanh Hải trấn thuộc Tân La bằng tàu Tân La (tàu tốt hơn tàu Nhật Bản lúc đó) được thuê từ Trương Bảo Cao vào 9 năm trước. Lúc này Thanh Hải không còn phồn vinh như thời còn Trương Bảo Cao nữa. Nhà sư Ennin sau đó rời Thanh Hải về Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ) sau chuyến đi nhà Đường 9 năm của ông.

Lúc này, Quốc cữu Kim Dương ở kinh đô Kim Thành thay vua Tân La Văn Thánh Vương tiến hành trị tội phản quốc của Kim Lương Thuận (Kim Yang Sun).

Năm 849 Kim Dương ở kinh đô Kim Thành thay vua Tân La Văn Thánh Vương tiến hành trị tội phản quốc của Kim Thức (Kim Sik).

Năm 850 Yeom Jang trao lại chức Đại sứ Thanh Hải trấn cho thuộc hạ cũ của Trương Bảo Cao (đứng đầu là Thôi Võ Xương, Trịnh Niên). Sau đó Yeom Jang cùng Bạch Hà rời khỏi trụ sở chính của Thanh Hải và sống như dân thường tại Thanh Hải. Quốc cữu Kim Dương ở kinh đô Kim Thành cho thả Triệu Tương Kiến khỏi ngục sau 4 giam giữ. Triệu Tương Kiến nhanh chóng cùng hộ vệ của ông ấy rời Kim Thành đến Thanh Hải hội với Thôi Võ Xương, Trịnh Niên. Khi đó Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Jang Seong-pil đang tích cực chiêu mộ binh mã để phòng ngừa Kim Dương tấn công. Thanh Hải trấn nhanh chóng có lại 10000 quân như thời Trương Bảo Cao. Cuối năm 850 thương buôn người nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông), thương buôn người Nhật Bản (đời Thiên hoàng Montoku), thương buôn người Ba Tư, thương buôn người Đại Tùng quốc đều không còn đến Thanh Hải buôn bán nữa. Kim Dương ở kinh đô Kim Thành nghe tin Thanh Hải muốn nổi dậy lần nữa thì liền lệnh cho Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi triệu tập quân đội 100000 quân đến đóng tại Võ Trân Châu (Muju), sẵn sàng rời bến tàu Đỗ Lĩnh đánh vào Thanh Hải trấn (Cheonghaejin).

Năm 851 Quốc cữu Kim Dương ở kinh đô Kim Thành ép vua Tân La Văn Thánh Vương truyền lệnh cho hắn thống lĩnh 100000 quân ở Võ Trân Châu (Muju) đi đánh Thanh Hải trấn. Kim Dương sau đó rời Kim Thành đến Võ Trân Châu hội với Kim Ứng Thuận, Đội trưởng Jang Dae Chi. Lúc đó thương gia Tống Đạt, Thiên Thái cũng đến Võ Trân Châu gặp Kim Dương tặng lễ vật và vận chuyển lương thực cho quân triều đình. Ở Thanh Hải, Thôi Võ Xương bàn bạc với các tướng chuẩn bị đối sách chống lại Kim Dương. Triệu Tương Kiến cùng hộ vệ của ông ấy và Di Anh (con gái nuôi của Trương Bảo Cao) sau đó rời Thanh Hải đi Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) để gom viện binh (từ hộ vệ các thương đoàn Tân La ở nhà Đường) đưa sang Thanh Hải chống lại quân triều đình của Kim Dương (thực tế khi viện quân này đến Thanh Hải thì Thanh Hải đã bị san bằng).

Kim Dương ở Võ Trân Châu phái Kim Ứng Thuận làm sứ giả đến Thanh Hải gửi thư yêu cầu quân Thanh Hải đầu hàng. Tại Thanh Hải trấn, Thôi Võ Xương xé thư của Kim Dương, Trịnh Niên xử tử hết bọn người Kim Ứng Thuận. Đêm đó, Yeom Jang cùng Bạch Hà từ Thanh Hải đến Võ Trân Châu, nhân đêm lẻn vào doanh trại của Kim Dương nhằm ám sát hắn để ngăn cuộc chiến. Tuy nhiên họ bị Tống Đạt phát hiện và quân đội của Kim Dương, Đội trưởng Jang Dae Chi đã đánh đuổi Yeom Jang, Bạch Hà chạy đi. Yeom Jang và Bạch Hà phải về lại đảo Thanh Hải.

Tháng 2 năm 851, Quốc cữu Kim Dương (lúc này 43 tuổi) cùng Đội trưởng Jang Dae Chi dẫn 100000 quân triều đình đánh liều vào đảo Thanh Hải. Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Jang Seong-pil ra sức chống cự. Các tướng sĩ Thanh Hải bị quân triều đình giết vô số. Jang Seong-pil bị Đội trưởng Jang Dae Chi giết trong đám loạn quân. Kim Dương tiến sâu vào Thanh Hải và lệnh chia quân đi bắt tiểu thơ Thái Trân và con trai của Trương Bảo Cao. Thấy quân của Kim Dương đánh gần vào trụ sở chính của Thanh Hải, Trịnh Niên chạy vào trụ sở chính của Thanh Hải nhờ vài tên hộ vệ đưa tiểu thơ Jung Hwa, tiểu thơ Thái Trân và con trai của Trương Bảo Cao (lúc này 12 tuổi) rời khỏi Thanh Hải. Tuy nhiên họ bị quân triều đình chặn đánh trên đường. Tiểu thơ Thái Trân bị giết. Yeom Jang cùng Bạch Hà nấp gần đó phóng ám khí giết sạch mấy tên lính triều đình cứu được Jung Hwa cùng con trai của Trương Bảo Cao. Tiểu thơ Jung Hwa sau đó dẫn con trai của Trương Bảo Cao chạy ra bến tàu Thanh Hải. Khi đó Thôi Võ Xương cùng Trịnh Niên bị quân triều đình giết chết ở trụ sở chính của Thanh Hải.

Lúc này Tiểu thơ Jung Hwa dẫn theo con trai của Trương Bảo Cao ra bến tàu Thanh Hải thì bị quân của Kim Dương truy sát. Yeom Jang với Bạch Hà xông ra chặn quân của Kim Dương lại để giúp tiểu thơ Jung Hwa thoát. Tiểu thơ Jung Hwa dẫn con trai của Trương Bảo Cao lên thuyền và rời khỏi đảo Thanh Hải. Cô quay lại nhìn Thanh Hải lần cuối thì thấy Bạch Hà bị quân triều đình Tân La giết chết. Yeom Jang cũng bị quân đội của Kim Dương bắn tên đầy mình. Khoảnh khắc đó, Yẹom Jang rất hối hận vì giết Trương Bảo Cao vào 5 năm trước, lúc này hắn mơ ước Trương Bảo Cao có thể sống lại nhưng không thể. Yeom Jang cố gắng dùng chút sức lực cuối cùng xông đến giết thêm mấy tên lính triều đình nữa. Quân Kim Dương liên tục xả tiễn lên người Yeom Jang. Yeom Jang mình đầy tên cắm trên người quay lại nhìn về phía thuyền của Jung Hwa mà tiển biệt cô. Thấy thuyền của Jung Hwa và con trai của Trương Bảo Cao đã đi xa rồi, Yeom Jang cũng ngã xuống chết tốt. Năm đó Yeom Jang thọ 65 tuổi.

Sáng hôm sau Lý Thuận Trấn và cha là Lý Mặc Bá cũng đi tàu rời đảo Thanh Hải, kịp đón thuyền của tiểu thơ Jung Hwa và con trai của Trương Bảo Cao. Jung Hwa đưa con trai của Trương Bảo Cao lên tàu của Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn. Đoàn tàu này sau đó sang nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông) sinh sống đến hết đời.

Thanh Hải trấn (Cheonghaejin, nay là Hoàn đảo - Wando) bị quân triều đình của Kim Dương san bằng và bị giải tán. Quân đội Thanh Hải bị phân tán tứ phương, có người sang tỉnh khác của nước Tân La (đời vua Tân La Văn Thánh Vương), kẻ sang nhà Đường (đời vua Đường Tuyên Tông), người sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Montoku). Các cư dân Tân La còn lại trên đảo Thanh Hải sau đó bị triều đình Tân La cưỡng chế đến Byeokgolgun (nay là Gimje, tỉnh Jeonbuk). Từ đó Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) mất hẳn chức năng là hải cảng buôn bán quốc tế.